Tiêm chủng là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bé yêu. Tuy nhiên không phải bé nào tiêm chủng xong cũng không gặp phải biến chứng nào. Do vậy, bố mẹ cần tìm hiểu những kiến thức về việc chăm sóc trẻ sau tiêm chủng để kịp thời nhận biết nếu trẻ có gặp biến chứng.
Bé bị sốt
Sốt là một phản ứng phổ biến của cơ thể bé sau khi tiêm chủng. Khi thấy trẻ bị sốt bố mẹ cần kiểm tra thân nhiệt của bé nếu thấy bé sốt trên 38,5 độ cần có biện pháp giúp bé hạ sốt (uống thuốc hạ sốt, chườm khăn ướt…) Tuy nhiên với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, các bậc phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
Nếu nghi ngờ rằng sự gia tăng nhiệt độ không liên quan đến việc tiêm phòng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn chuẩn xác.
Vết tiêm bị tấy đỏ, sưng đau
Sưng và đỏ ở các chỗ tiêm thường ít gặp hơn. Cha mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh để chườm vào chỗ tiêm cho bé. Nén để giữ trong khoảng từ 15-20 phút, nhưng không nên để lâu hơn. Khi đó, cha mẹ nên nghỉ chườm một lúc rồi mới tiếp tục.
Nếu sưng tấy là một khu vực rộng lớn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng hướng.
Phát ban, nổi mề đay
Trong vòng 1-2 tuần sau khi tiêm chủng phòng bệnh sởi, rubella, quai bị và thủy đậu trẻ có thể xuất hiện phát ban nhỏ trên cơ thể. Thông thường, sau một vài ngày nó tự biến mất mà không cần điều trị.
Bố mẹ phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế nếu thấy bé có một trong những triệu chứng sau đây:
- Trẻ bị sốt trên 38.5 độ. Uống thuốc hạ sốt mà không hạ được nhiệt.
- Người bé bị nổi ban.
- Co giật hoặc co giật giống như động kinh.
- Người tím tái, mất ý thức.