Công ty dược phẩm LH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Cẩm nang sức khỏe
    • Khỏe và đẹp
    • Sức khỏe bà mẹ
    • Sức khỏe gia đình
    • Sức khỏe trẻ em
  • Hệ thống phân phối
  • Mua hàng Online
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Nguyên nhân viêm amidan ai cũng nên biết

Amidan đảm nhiệm vai trò như một hàng rào miễn dịch cực kỳ quan trọng cho đường hô hấp. Do hoạt động của các cơ họng khi nhai nuốt cùng sự cọ xát của thức ăn khi đi qua thành họng, kèm theo tiếp xúc thường xuyên với vi khuẩn nên rất dễ viêm nhiễm, hình thành mủ trong hốc Amidan.

Nguyên nhân viêm amidan ai cũng nên biết 1

Viêm amidan được chia thành 2 thể cấp tính và mãn tính, quá phát.

  • Viêm amidan cấp tính nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm amidan mãn tính, trong đó biến chứng viêm amidan hốc mủ là một dạng thường gặp nhất của giai đoạn mãn tính.
  • Viêm amidan hốc mủ là khi amidan viêm mãn tính mà các hốc ở đó có mủ trắng như sữa hoặc màu vàng đục, bị nhiễm trùng có mủ cộng với cặn bã, chất xơ viêm.

Xem thêm: Bệnh viêm amidan ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh viêm amidan

Dấu hiệu triệu chứng bệnh viêm amidan cấp tính

  • Sốt cao đột ngột: đây là dấu hiệu đầu tiên của viêm amidan, kèm theo đó là cơ thể mệt mỏi, uể oải, nhức đầu, chán ăn.
  • Amidan sưng tấy, đỏ: Tại vị trí amidan sưng to và niêm mạc họng đỏ rực, xuất tiết trong, kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi nếu bị viêm do virus. Còn nếu viêm do vi khuẩn thì trên bề mặt amidan sẽ xuất hiện những chấm mủ hoặc mảng mủ màu trắng.
  • Đau rát họng, nuốt vướng: Amidan sưng to nên khi bị viêm người bệnh thường cảm thấy vướng víu, khó nuốt, cản trở việc ăn uống. Đồng thời người bệnh cảm thấy đau rát cổ họng, đôi khi đau nhói lên tai khi nuốt hoặc nói chuyện.
  • Khó thở, ngáy to: Đường hô hấp bị ảnh hưởng khi amidan bị viêm, sưng nên khi ngủ người bệnh có thể ngáy to

Dấu hiệu triệu chứng bệnh viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính thường có ít dấu hiệu nhận biết hơn và không có gì đặc biệt. Bạn có thể căn cứ vào những dấu hiệu viêm amidan cấp tính trên kèm theo những triệu chứng dấu hiệu sau:

  • Hơi thở hôi: Cho dù vệ sinh răng miệng rất sạch sẽ nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi khó chịu.
  • Ho: Ho khan từng cơn, ho nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, họng đau rát, nuốt khó và giọng nói thay đổi. Nhưng đến một lúc sau lại hết.
  • Hay sốt vặt: Người bệnh thường sốt vặt, người có cảm giác ngây ngấy sốt lúc chiềum, cơ thể gầy gò, xanh xao, thể trạng giảm sút nhanh.
  • Amidan xơ chìm: Hai amidan nhỏ, bề mặt gồ ghề, lỗ chỗ, chằng chịt xơ trắng; trụ trước, trụ sau dày và đỏ sẫm. Khi dùng tay ấn vào amidan có thể thấy mủ chảy ra từ các hốc.

Xem thêm: 5 dấu hiệu quan trọng của bệnh viêm amidan ít ai chú ý

Nguyên nhân viêm amidan

Các nhà nghiên cứu đã thống kê được có rất nhiều yếu tố có nguy cơ trở thành nguyên nhân gây nên chứng bệnh này.

Viêm nhiễm:

Do sự tấn công của vi khuẩn khi thức ăn đọng lại trong khoang miệng và người bệnh không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không kỹ sau khi ăn.

Amidan chính là vị trí cửa ngõ của đường hô hấp, cho nên thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn, dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm.

Do bị lạnh, các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng trở nên gây bệnh, sau các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà …Vi khuẩn bội nhiễm thường là liên cầu, tụ cầu, đặc biệt nguy hiểm là liên cầu tan huyết (nhóm A).

Tạng bạch huyết:

Có một số trẻ có tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh. Nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm amidan.

Thời tiết

Yếu tố thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm Amidan. Khi thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột, hệ miễn dịch của bạn rất dễ suy yếu và đây là thời cơ để vi khuẩn, vi sinh vật tấn công amidan gây sưng viêm.

Cấu trúc của Amidan

Cấu trúc của amidan có rất nhiều hốc và nhiều khe hở và đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ và sinh trưởng gây bệnh.

Ngoài ra còn có các nguyên khác gây viêm amidan như: Hút thuốc lá, uống bia rượu, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, uống nhiều nước đá lạnh… cũng dẫn đến hiện tượng viêm amidan.

Nguyên nhân viêm amidan 1

Khói bụi, môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây viêm amidan

Biện pháp phòng ngừa viêm amidan

Chế độ dinh dưỡng khoa học
Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm cho bạn có sức đề kháng tốt thì vi khuẩn rất khó có thể tấn công.  Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, bạn có nguy cơ bị viêm amiđan. Do đó, để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chống viêm nhiễm, bạn cần bổ sung nhiều vitamin C vào chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin C gồm: xoài, cam, các loại trái cây và rau quả khác.
Vệ sinh răng miệng
Răng miệng vệ sinh không đúng cách cũng có thể là thủ phạm dẫn tới bệnh viêm amidan. Vì khi vi khuẩn trong vòm họng phát triển thì nguy cơ làm cho amidan bị nhiễm khuẩn gây sưng viêm là chuyện rất phổ biến. Chính vì thế để phòng ngừa bệnh viêm amidan thì các bạn nên thực hiện vấn đề chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất có thể. Bên cạnh đó, để bảo đảm sức khỏe răng miệng, bạn nên tới nha sĩ kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để tránh xa vi khuẩn và virus gây bệnh.
Súc miệng thường xuyên
Do cấu trúc của amidan là nhiều hốc cạnh nên việc đây cũng là nơi cư trú và phát triển của rất nhiều vi khuẩn vì thế nên mọi người không nên bỏ qua vấn đề súc miêng thường xuyên để làm sạch amidan bảo vệ cơ thể. Khi bắt đầu thấy xuất hiện các triệu chứng của viêm amiđan, bạn cần súc họng bằng nước súc miệng hoặc nước muối loãng ngay lập tức. Thực hiện việc súc miệng thường xuyên giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn trong miệng, nhờ thế có thể ngăn ngừa viêm amiđan. Để tăng hiệu quả thì các bạn nên pha thêm một chút muối để việc khử khuẩn được tăng cao.
Bỏ thói quen xấu
Để ngừa viêm amiđan, bạn cần phải bỏ hút thuốc lá và uống rượu cũng như các thói quen không lành mạnh khác. Những thói quen này không chỉ làm tăng vi khuẩn trong miệng mà còn gây nên các chứng bệnh nguy hiểm khác, chẳng hạn như ung thư. Đặc biệt là nên hạn chế uống nước đá, đó cũng chính là nguyên nhân gây nên viêm amidan mà bạn nên bỏ.
Xem thêm: Cách phòng ngừa và điều trị viêm amidan
Ngoài ra các bạn có thể phòng ngừa viêm amidan bằng những biện pháp phòng ngừa điều trị viêm amidan đơn giản hiệu quả tại nhà hàng ngày như dùng các phương pháp dân gian để phòng bệnh viêm amidan: mật ong, chanh đòa, đường phèn giúp cải thiện đang kể nguy cơ mắc bệnh.
admin - 02/08/2018
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ , sức khỏe gia đình

Bài viết liên quan

  • Thuốc kháng sinh được sử dụng như thế nào trong điều trị viêm amidan
  • Thuốc kháng sinh điều trị viêm amidan
  • Các biểu hiện viêm amidan không thể bỏ qua
  • Viêm amidan ở trẻ em có biểu hiện gì
  • Chữa viêm amidan không cần cắt bỏ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh
Thông tin hữu ích
  • Thường xuyên nhức mỏi chân tay là bệnh gì?
  • Viêm amidan cấp tính là gì
  • Tiểu nhiều lần ở nữ giới
  • Tìm hiểu về viêm đại tràng
  • Mẹo làm xẹp mụn bọc hiệu quả
  • Chứng viêm xoang ở trẻ
  • Thoái hóa đốt sống sổ là gì?
Website hữu ích
  • TPBVSK Vương Niệu Đan
  • Vương Niệu Đan có tốt không?
  • Máy đo huyết áp Omron
  • Procare Việt Nam
  • Nacurgo băng vết thương dạng xịt!
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Hệ thống phân phối
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Bản quyền © 2020 · Yduoclh.com

Thiết kế bởi caia.vn