Suy hô hấp cấp là một trong các bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ sinh non. Hiểu biết rõ về chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh để biết cách xử lý nào là tốt và có lợi nhất cho trẻ sơ sinh.
1. Biểu hiện của chứng suy hô hấp cấp ở trẻ.
Chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh xuất hiện sau đẻ một thời gian ngắn, từ vài giờ đến vài ngày sau khi sinh. Biểu hiện chính của chứng bệnh này là dấu hiệu khó thở xuất hiện đột ngột và dữ dội ở trẻ. Sau đó, trẻ thở nhanh trên 80 lần/ phút, co kéo cõ hô hấp, thở rên, chủ yếu chỉ thở ra, tím tái xuất hiện ngày càng tăng dần.
Trong thời gian đầu phát hiện ra bệnh, nếu trẻ không được điều trị kịp thời, sau vài giờ trẻ vật vã, thở chậm dần, cơn ngừng thở kéo dài, trụy tim mạch, tử vong. Trước đây, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 100% trong vòng 24 giờ. Ngày nay, nhờ có chất Surfactant nhân tạo và máy thở chỉ huy, sau một thời gian điều trị, các màng trong được phá huỷ, các tế bào phổi được phục hồi, trưởng thành đảm bảo sản xuất được Surfactant, tỷ lệ trẻ được cứu sống trên 80%.
2. Nguyên nhân của chứng suy hô hấp cấp
Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra chứng hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh, bạn cần biết rằng trong thời kỳ bào thai, phổi có một màng nước bao trùm các biểu mô, làm cho thành trong của các phế nang và phế quản dính vào nhau, tạo thành sức căng bề mặt của phế nang.
Khi một đứa trẻ ra đời, để các phế nang không bị xẹp lại, chức năng hô hấp được thực hiện, đòi hỏi phải có chất hoạt hoá bề mặt Surfactant phủ lên thành trong các phế nang để giảm sức căng bề mặt. Surfactant bắt đầu được tổng hợp từ tuần thứ 24 của thời kỳ phôi thai bởi nhân các tế bào phổi II.
Nếu trẻ sinh ra mà dưới 35 tuần tuổi, khi đó Surfactant được tổng hợp bằng cách Methyl hoá nên có đặc điểm không bền, dễ bị phá huỷ trong các trường hợp thiếu ôxy, nhiễm toan, hạ huyết áp, giảm thân nhiệt… Từ tuần thứ 35 trở đi, Surfactant được tổng hợp bằng cách đông đặc, nên có đặc điểm bền vững hơn, ít bị phá huỷ bởi các tác nhân khác.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh được xác định do thiếu hụt về số lượng hoặc không đảm bảo hoạt tính của chất hoạt hoá bề mặt Surfactant, thường gặp ở những trẻ đẻ non nên tế bào phổi chưa trưởng thành, hoặc những trường hợp thai ngạt nên dinh dưỡng tế bào phổi kém do thiếu ôxy.
Vì thế, ở những trẻ sinh non thì nguy cơ mắc chứng suy hô hấp cấp thường cao hơn so với những trẻ sinh đủ tháng.
3. Phòng tránh chứng suy hô hấp cấp ở trẻ
Ðể phòng tránh chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả thì không còn cách nào khác là các bà mẹ cần phải biết cách đề phòng nguy cơ đẻ non và ngạt thai trong buồng tử cung. Ðảm bảo chế độ làm việc, nghỉ ngơi, sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý trong quá trình mang thai.
Thêm nữa, phụ nữ trước khi mang thai cũng cần điều trị khỏi và ổn định các bệnh mãn tính, thực hiện khám thai định kỳ, theo dõi thai chặt chẽ trong những tháng cuối của chu kỳ sinh đẻ… Ðối với các cơ sở y tế, các nhà hộ sinh, cần phát hiện nguy cơ trước sinh, chẩn đoán sớm hội chứng suy hô hấp cấp sau sinh để có biện pháp phòng bệnh và điều trị bệnh kịp thời.
Nguồn: dantri
phuonghue đã bình luận
Con em sau khi bu sua xong .thi tho kho khe khac voi luc binh thuon nhung khoang mot lat thi het