Vài năm gần đây, hiện tượng hội chứng ruột kích thích ở trẻ em ngày một gia tăng, nhưng cha mẹ hầu như chỉ nghĩ đến bệnh đường ruột thông thường: táo bón hoặc tiêu chảy do ăn uống. Để tìm hiểu thêm thông tin kiến thức về hội chứng ruột kích thích ở trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo qua những thông tin dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu nhé.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích hay còn được gọi là bệnh viêm đại tràng co thắt , đây là hội chứng rối loạn chức năng của ruột, triệu chứng của bệnh tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột.
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Cho đến nay rất ít thông tin về hội chứng ruột kích thích ở trẻ. Những nghiên cứu cũ đã chỉ ra ra tỉ lệ tái mắc bệnh đau bụng thường thấy ở trẻ nhỏ là từ 10 đến 20%. Một nghiêm cứu về trẻ em tại Bắc Mỹ lại cho thấy có khoảng 14% học sinh trung học phổ thông và 6% trẻ ở lứa tuổi trung học cơ sở xuát hiện hội chứng ruột kích thích. Nghiên cứu này cũng chỉ ra khả năng mắc bệnh ở các em nam và các em gái là ngang nhau.
Xem thêm: Bệnh hội chứng ruột kích thích, những điều cần biết
Nguyên nhân mắc hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Bệnh hội chứng ruột kích thích đến nay các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích , tuy nhiên các nhà khoa học đã đưa tìm thấy mối liên quan giữa bệnh và 1 số nguyên nhân dưới đây làm tăng nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích.
- Một số trẻ dùng nhiều kháng sinh khi điều trị bệnh nên bị mất cân bằng vi sinh đường ruột
- Trẻ em bị viêm ruột hoặc viêm dạ dày cũng là 1 trong những nguyên nhân tăng nguy cơ mắc chứng ruột kích thích.
- Trẻ thay đổi môi trường sống, tâm
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trong gia đình của một người có tiền sử mắc hội chứng kích thích ruột thì người đó có khả năng mắc bệnh rất cao. Tuy nhiên, yếu tố môi trường cùng với khả năng nhận thức cao về các hội chứng tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng này.
- Do trẻ nhạy cảm đối với một số loại dược phẩm, với trẻ bị hội chứng kích thích ruột có độ nhạy cảm ở vùng bụng cao hơn những trẻ không mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh còn có những vận động và tạo ra những âm thanh co bóp đại tràng khác biệt so với bình thường xuất hiện sau khi ăn.
- Dây thần kinh vân động tiêu hóa của trẻ em bị rối loạn khiến cho vận động tiêu hóa diễn ra nhanh hơn sẽ dẫn đến trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy. Nhưng cơn co thắt đường ruột diễn ra với cường độ mạnh hơn khiến các cơn đau bụng dữ dội hơn và sau đó biến mất.
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở trẻ
Tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
- Trẻ em thường bị đau bụng dữ dội, đau quặn bụng và rất khó chịu. Đau bụng có thể hết đau khi đi đại tiện xong
- Trẻ đi phân lỏng như nước hơn 3 lần mỗi ngày, phân sống không thành khuân và kèm theo cảm giác mót rặn muốn đi đại tiện thường xuyên.
- Trẻ có thể có triệu chứng tiêu chảy, táo bón hoặc vừa tiêu chảy, vừa táo bón
- Ngoài ra có thể đại tiện ít hơn bình thường, đi đại tiện kèm theo cảm giác đau rát và mặc dù đi xong nhưng vẫn có cảm giác chứa đi hết phân ra ngoài và trong phân có thể có dính chất nhầy.
- Trẻ có triệu chứng bụng khó tiêu, bụng căng chướng bụng, đầy bụng, xì hơi nhiều
Điều trị hội chứng ruộkích thích ở trẻ
Dùng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích
Thuốc chống co thắt đại tràng:
Hyoscine, Cimetropium, và Pinaverium : giúp kiểm soát tốt các cơn co thắt đại tràng từ đó làm giảm triệu chứng đau bụng do hội chứng ruột kích thích ở trẻ em.
Thuốc chống tiêu chảy:
Loperamide: Giúp làm chậm quá trình di chuyển của phân đi qua ruột già từ đó giúp phân rắn và tạo thành khuôn chống tiêu chảy.
Thuốc trầm cảm:
Tricyclic: có tac dụng an thần, điều tiết hoạt động của ruột và giảm cảm giác đau bụng dữ dội, ngoài ra giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Thuốc ức chế tái hấp thu :
Serotonin liều thấp để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Chế độ ăn điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ
- Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng các thực phẩm bổ sung để hạn chế quá trình táo bón trong trường hợp trẻ không thể hấp thụ được chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Bổ sung những loại rau xnah, trái cây và vitamin cần thiết
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn trong 1 bữa mà cần chia nhỏ các bữa ăn để tránh tình trạng bé bị tiêu chảy, nên cho trẻ ăn với khẩu phần ăn hợp lý, không nhồi nhét trẻ ăn quá no.
- Tránh một số loại thức ăn làm tăng khả năng gia tăng các triệu chứng của bệnh như: các thức ăn giàu chất béo, các sản phẩm từ sữa, đồ uống có gas, cafein, các loại đậu, bắp cải…
- Bổ sung men tiêu hóa hoặc men vi sinh nhằm hỗ trợ đường ruột của trẻ hoạt động tốt hơn, cải thiện những triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra
- Tránh những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn có tính kích thích và cả các loại thực phẩm mà cơ thể trẻ khó dung nạp được, tùy theo thể trạng của từng trẻ
- Để trẻ được vận động thường xuyên, giảm bớt các căng thẳng về thần kinh và tâm lý cho trẻ… Trong trường hợp cần thiết, bạn hãy yêu cầu bác sĩ để trẻ được điều trị bằng một số liệu pháp về tâm lý thích hợp để sớm cải thiện bệnh.
Trên đây là những thông tin về bệnh hội chứng ruột kích thích ở tre em, mong là bạn đủ kiến thức và hiểu biết về bệnh để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà