Nhiều người chưa biết tới cây sâm đất cũng như những công dụng đối với sức khỏe của sâm đất mang lại. Sâm đất là cây thảo dược có tác dụng chữa hen suyễn, thiếu máu, vàng da, các bệnh lý về gan và lá lách…Cách sử dụng phổ biến nhất là sử dụng sâm đất ngâm rượu. Cùng theo dõi những thông tin dưới đây để biết thêm công dụng về sâm đất, cách chế biến và sử dụng sâm đất ngâm rượu như thế nào.
Đặc điểm của sâm đất
Cây sâm đất hay còn được gọi là: Sâm nam, Sâm rừng, Sâm quy bầu. Tên khoa học: Boerhavia Diffusa L. (B. repens L.)
Cây thuộc họ hoa phấn (Nyctaginaceae)
Mô tả đặc điểm của cây sâm đất
- Cây sâm đất là loài cỏ thân thảo sống dai,
- Thân cao 50 cm, có lông mọc tỏa ra sát đất
- Rễ xoắn và phình to thành củ
- Lá mọc đối, có cuống, phiến lá bầu dục, mặt trên có lông thưa, bìa có rìa lông cứng, mép lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng lục.
- Cụm hoa cây sâm đất là hoa chùm mang xim 3 hoa không cuống. Các nhánh hoa có nhiều lông tròn dính vào quần áo. Hoa màu đỏ tía, có 1-2 nhị.
- Quả hình trụ, phồng ở đầu, có lông dính.
- Cây ra hoa kết quả quanh năm, chủ yếu vào tháng 4-6.
Cách chế biến sâm đất
Cây thường thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Bộ phận dùng
Dùng rễ (củ) và lá sâm đất làm thuốc chữa bệnh hoặc nấu ăn
Cây sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì?
1. Bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi
Củ sâm đất có chứa một loại đường gọi là fructooligosaccharide, có thể làm giảm mức triglycerides và lipoprotein đến mức thấp nhất, từ đó làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Bạn có thể dùng củ sâm đất mỗi ngày, sự khác biệt rõ rệt sau khoảng 1 tuần sử dụng, bạn sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh, chóng mặt, choáng váng mệt mỏi sẽ không còn.
2. Điều trị ho, suyễn
Theo Đông y ghi lại, củ sâm đất có tính hàn, vị hơi đắng, cay, có tác dụng long đờm, hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn khá tốt
3. Điều trị tiểu đường
Cây sâm đất được xem là loại dược liệu chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. Duy trì 1-2 tháng dùng cây sâm đất, bạn sẽ thấy đường huyết trong máu dần dần đi vào ổn định
Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của cây mật nhân với bệnh tiểu đường và những lưu ý
4. Tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón, trĩ
Theo nghiên cứu ghi nhận, những trường hợp khó tiêu, sâm đất hoạt động giúp làm giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa, giảm đau bụng. Sâm đất còn giúp giảm táo bón, điều trị các bệnh về táo bón và trĩ kéo dài rất tốt cho hệ tiêu hóa.
5. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan
Tác dụng chính của cây sâm đất là tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.Có thể dùng củ sâm đất sắc nước uống hoặc nấu canh lá sâm đất để giúp giải độc gan vô cùng hiệu quả.
Chủ đề được quan tâm: Cách sử dụng cây mật nhân trị bệnh gan hiệu quả
6. Điều trị bệnh huyết áp cao
Sử dụng sâm đất hằng ngày có tác dụng điều hòa huyết áp, hạn chế tối đa tình trạng huyết áp tăng đột ngột.
7. Cải thiện huyết áp tim mạch
Tác dụng của cây sâm đất chính là chữa bệnh cao huyết áp, chính vì vậy bạn có thể thực hiện với bài thuốc đơn giản, và sử dụng mỗi ngày, không những cân bằng huyết áp mà còn hạn chế tình trạng cao huyết áp đột ngột.
Chế biến cây sâm đất ngâm rượu
Chuẩn bị:
- Sơ chế củ sâm tươi qua nước, dùng khăn mềm với nưới để rửa sạch phần đất bám trên củ sâm hoặc dùng bàn chải sạch để rửa sâm đất loại bỏ đất bụi.
- Chọn rượu trắng rượu nếp hoặc rượu tẻ ngon, nồng độ 40 độ trở lên.
- Lựa chọn bình ngâm rượu bình thủy tinh hoặc bình sành sứ, không sử dụng bình nhựa.
- Hoặc bình kim loại.
Cách chế biến cây sâm đất ngâm rượu
- Thả từ từ củ sâm vào một cách nhẹ nhàng, chỉnh lại cho đẹp.
- Đổ lượng rượu đã chuẩn bị vào bình.
- Đóng kín nắp để vào chỗ mát.
Thời gian ngâm rượu sâm đất khoảng 3-6 tháng thì có thể lấy rượu sâm lần 1 để dùng. Hoặc lấy rượu cốt ra rồi tiếp tục ngâm lần 2, lần 3 và trộn đều phần nước rượu cốt lần 1 với nhau rồi mới dùng.
Lưu ý khi sử dụng cây sâm đất ngâm rượu
- Không dùng sâm đất cho phụ nữ đang mang thai.
- Khi dùng sâm đất nên tham khỏa qua ý kiến thầy thuốc để sử dụng.
- Sử dụng đúng liều theo quy định.
- Sâm đất có thể gây độc nếu sử dụng quá liều hoặc sử dụng sai cách. Khi sử dụng với liều cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi.
- Không phải bộ phận nào của cây đều có thể dùng đượckhi sử dụng củ sâm đất cũng như bất cứ bộ phận nào để làm thuốc nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ.