Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, do vậy việc chữa bệnh cho trẻ không thể suy từ người lớn ra rồi giảm liều rồi áp dụng cho bé. Ngay từ việc nhỏ nhất nhưu dùng dầu cao cũng không thể chủ quan.
Dầu và cao xoa có tính nóng, thấm sâu và gây tê tại chỗ, công dụng giảm đau, trừ phong, thấp. Thành phần cấu tạo của cao xoa gồm các chất cay nóng, thơm nồng của tinh dầu thơm, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu hồi, tinh dầu quế, chất thơm như long não, đặc biệt còn có metyl salicylat – chiết xuất từ tinh dầu bạc hà. Thành phần của dầu xoa cũng giống như cao xoa, được hòa tan trong tá dược lỏng như cồn, tinh dầu.
Chỉ nên dùng dầu và cao xoa trong các trường hợp như bị vết thâm, đau bụng, đau khớp, cảm lạnh khi ngạt mũi, tức ngực… Thế nhưng, không nên dùng quá 4 lần/ngày và chỉ đau chỗ nào thì xoa lên chỗ đó, tránh hiện tượng xoa rộng khắp người vì sẽ gây hưng phấn xúc tiến bài tiết mồ hôi, làm nhiệt cơ thể hạ thấp hơn bình thường.
Dùng đầu ngón tay trỏ, lấy một lượng thích hợp dầu hoặc cao xoa lên chỗ đau (như ngực, chân tay, cổ lưng), vết cắn đốt (của muỗi, côn trùng), vùng quanh rốn (khi đau bụng khó tiêu), thái dương nếu bị nhức đầu…).
Ngay cả người lớn cũng chỉ nên dùng ngoài da, không xoa trên niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở, không dùng cho người bị dị ứng với menthol và salicylat.