Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với trẻ sơ sinh. Trẻ ngủ đủ giấc sẽ phát triển về cả trí tuệ và tinh thần. Vì thế việc chăm sóc cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng là một việc quan trọng.
1. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?
Trẻ ngủ nhiều cả ngày lẫn đêm, chỉ thức trong những cữ bú mỗi vài giờ/lần. Quả là khó khăn cho những bậc cha mẹ mới để biết con họ cần ngủ bao lâu và ngủ thường xuyên ra sao. Rủi ro thay, không có thời gian biểu nào áp dụng cho tất cả trẻ trong việc ngủ vào ban ngày hoặc đêm, vì điều không rõ ràng ở nhiều trẻ.
Nhìn chung, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Đa số trẻ không bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) mà không thức giấc cho tới lúc được 3 tháng tuổi hoặc cho tới khi chúng cân nặng 5,4 đến 5,9kg.
Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ và cần phải thức giấc mỗi vài giờ một lần để bú. Trong đa số trường hợp, trẻ sẽ thức và sẵn sàng bú mỗi 3-4 giờ/lần. Bạn không cần phải đánh thức con để cho bú trừ khi bác sĩ nhi khoa khuyên bạn làm điều này. Tuy nhiên, không nên để trẻ ngủ lâu hơn 5 giờ/lần trong 5 – 6 tuần đầu trẻ mới chào đời. Vài trẻ sinh non cần bú thường xuyên hơn và phải được đánh thức để bú.
Bạn hãy quan sát những đổi thay trong cách ngủ của con bạn. Nếu bé ngủ ngon đều đặn rồi đột ngột thức giấc trong một này nào đó, có thể bé gặp rắc rối, thí dụ như bị nhiễm trùng tai. Vài sự xáo trộn giấc ngủ đơn giản là do những đổi thay trong quá trình bé phát triển hoặc do sự kích động quá mức.
Đừng bao giờ đặt trẻ lên giường với chai sữa ngậm trong miệng. Đây là một việc làm nguy hiểm vì có thể dẫn tới sự nhiễm trùng tai và trẻ bị nghẹt thở.
2. Những tín hiệu sẵn sàng ngủ
Con bạn có thể cho thấy những dấu hiệu sẵn sàng ngủ khi bạn thấy những dấu hiệu sau:
- Bé dụi mắt.
- Ngáp.
- Quay đầu đi.
- Làm ầm lên.
3. Cách giúp con bạn chìm vào giấc ngủ
Không phải trẻ nào cũng biết cách tự chìm vào giấc ngủ. Khi đến lúc lên giường, nhiều cha mẹ muốn đong đưa hoặc cho để giúp con họ ngủ. Việc thiết lập thói quen như thế lúc đến giờ lên giường là ý tưởng tốt. Tuy nhiên, cần chắc rằng trẻ không chìm vào giấc ngủ trong vòng tay của bạn. điều này có thể trở thành một kiểu mẫu và trẻ có thể bắt đầu chờ đợi nằm trong vòng tay bạn để ngủ thiếp đi. Khi thức giấc giây lát trong chu kỳ ngủ, trẻ có thể không còn khả năng tự ngủ trở lại.
Đa số chuyên gia đề nghị là nên cho trẻ ngủ trong vòng tay của người mẹ rồi đặt trẻ vào giường trong lúc trẻ vẫn thức. Bằng cách này trẻ sẽ học được cách tự ngủ như thế nào.
Việc cho con bạn nghe nhạc êm dịu trong lúc bé sắp ngủ cũng là ý tưởng hay để tạo ra thói quen ngủ cho con bạn.
4. Tư thế nào đem lại giấc ngủ sâu cho trẻ
- Hãy đặt con bạn nằm ngửa trên tấm nệm vừa vặn, vững chắc trong giường cũi (loại giường đạt tiêu chuẩn an toàn hiện nay).
- Lấy tất cả gối, mền bông, mền làm bằng da cừu, đồ chơi nhồi bông và những vận khác ra khỏi giường cũi.
- Hãy suy nghĩ kỹ việc sử dụng một loại giường ngủ thay thế cho những cái mền mà không cần vật che phủ khác.
- Nếu sử dụng một cái mền, hãy đặt con bạn vào giường cũi rồi nhét một cái mền mỏng quanh nệm giường, chỉ đắp mền cao đến ngực trẻ.
- Cần chắc là đầu con bạn không bị che phủ trong lúc ngủ.
- Không đặt con bạn vào một cái nệm nước, ghế sofa, nệm mềm, gối hoặc bề mặt mềm khác để bé ngủ.
Việc phân chia giường hoặc cùng ngủ chung với con có thể là điều mạo hiểm đối với trẻ trong những hoàn cảnh nào đó. Vì thế, bạn cần chú ý đến những điều sau:
- Vợ chồng bạn cần suy nghĩ kỹ về việc đặt giường cũi của con gần giường vợ chồng bạn để tiện cho bú và tiếp xúc với nhau.
- Nếu bạn cho con ngủ trong giường của bé, nên cho bé ngủ nằm ngửa, tránh những bề mặt mềm hoặc những vật chung quanh có thể phủ lên người con bạn. Không nên đặt giường của con bạn sát tường hoặc gần sát đồ vật khác trong nhà để tránh bé bị mắc kẹt trong chúng.
- Những người lớn khác, cha mẹ, trẻ con, anh chị em trong nhà không nên ngủ chung giường với trẻ còn ẵm ngửa.
- Nếu ngủ chung giường với con, vợ chồng bạn không nên hút thuốc hoặc sử dụng những chất như dược phẩm hoặc rượu bia, vì điều này có thể làm suy yếu khả năng thức tỉnh của con bạn.
Để ngăn ngừa sự nóng bức quá mức, bạn nên cho con mặc quần áo nhẹ khi ngủ và nhiệt độ phòng cần giữ ở mức thoải mái. Tránh bọc thân thể bé quá kín. Hãy kiểm tra da của con bạn để biết chắc là không nóng khi bạn chạm vào.
Nếu cho trẻ ngủ nằm ngửa, khi trẻ thức bạn có thể đặt trẻ trong tư thế khác, thí dụ như nằm sấp để giúp phát triển cơ bắp và mắt, giúp ngăn ngừa những vùng bị dẹp ở phía sau đầu.
5. Những điều nên tránh khi cho bé ngủ
– Không nên bế trẻ khi ngủ: Khi trẻ ra đời, cả gia đình có một niềm vui mới, nên người lớn thường ra sức cưng nựng trẻ, trẻ chỉ cần khóc, hay quấy là người lớn lại bế trẻ lên ngay, ngay cả lúc trẻ đang ngủ. Nhưng chính điều đó làm trẻ có thói quen phải được bế mới ngủ. Các bác sĩ cho rằng, bế trẻ khi trẻ đang ngủ là không nên. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của cả bà mẹ lẫn trẻ.
Sau khi sinh, bà mẹ cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi sức khỏe, vì trong quá trình sinh nở, người mẹ đã tiêu hao rất nhiều năng lượng, sức lực, sức đề kháng vì thế, bế trẻ khi ngủ sẽ khiến cho người mẹ không có thời gian để nghỉ ngơi và ngủ. Như vậy, không chỉ ảnh hưởng tới sự hồi phục sức khoẻ và các chức năng sinh sản của người mẹ mà còn dễ dẫn tới các bệnh tật.
Quan trọng hơn, khi mới sinh ra, trẻ đã bắt đầu làm quen với thói quen ngủ nghỉ. Để trẻ nằm yên tĩnh một mình ngủ không những làm trẻ ngủ ngon hơn mà còn có lợi cho sự phát triển của các cơ quan như tim, phổi, hệ thống xương cốt của trẻ.
– Không nên cho trẻ ngậm vú cao su khi ngủ: Nhiều mẹ muốn con mau chóng ngủ nên cho ngậm vú cao su giả. Nhưng họ không biết rằng, điều đó ẩn chứa rất nhiều nguy cơ. Khi ngậm vú cao su, trẻ thường có phản xạ bú mút, ra sức mút sữa. Cứ như vậy sẽ làm rối loạn các chức năng của dạ dày, không tốt cho tiêu hoá. Ngoài ra, không khí trong lồng ngực khi trẻ bú rất khó lưu thông, miệng của trẻ ngậm núm vú nên việc hô hấp bị hạn chế, gây nên tình trạng thiếu ôxi làm trẻ ngủ không yên.
Khi trẻ ra sức mút vú giả, dưới sự tác động của hệ thống thần kinh làm dạ dày hoạt động, tiết dịch tiêu hoá, nhưng thực chất trong dạ dày không có thức ăn. Một thời gian dài như thế sẽ làm dịch tiêu hoá và hoạt động sinh lý của dạ dày không bình thường, làm trẻ ít ăn hơn, chức năng tiêu hoá cũng giảm xuống.
Hơn nữa, ngậm vú giả khiến trẻ nuốt một lượng lớn không khí vào dạ dày, gây chướng bụng, đau bụng, ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Nếu chúng ta không nhanh chóng khắc phục thói quen cho trẻ ngậm núm vú cao su giả sẽ ảnh hưởng tới trật tự răng của trẻ, không có lợi cho việc nhai nghiền thức ăn sau này.
Nguồn: Tổng hợp