Tác dụng và tầm quan trong của sữa chua trong việc hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung canxi cho trẻ thì ai cũng biết. Vậy nhưng cho con ăn thế nào, lượng ăn ra sao thì lại không phải bà mẹ nào cũng rõ. Món ăn tưởng chừng đơn giản và quen thuộc nhưng nếu không biết cách, mẹ có thể sẽ làm mất hoàn toàn giá trị dinh dưỡng của sữa chua. Xin điểm danh 6 quan niệm sai lầm của mẹ khi cho con ăn sữa chua.
1. Mọi loại sữa chua đều giống nhau
Hiện nay trên thị trường, ngoài những loại sữa chua lên men từ sữa nguyên chất được đóng hộp dạng dẻo còn có rất nhiều những loại sữa chua dạng nước được gọi với cái tên thông dụng là “sữa uống lên men”. Sữa
chua dạng nước có thành phần chủ yếu là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản… Nhiều phụ huynh tin rằng sữa chua và sữa chua dạng nước đều tốt cho sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của 2 loại sữa chua này hoàn toàn khác biệt. Dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó, không thể dùng thay thế cho nhau.
2. Sữa chua càng đặc càng tốt
Hầu hết các bà mẹ tin rằng sữa chua đặc hơn thì tốt hơn. Nhưng trên thực tế sữa chua cô đặc thường được bổ sung với các chất như phân lân tinh bột hydroxypropyl, pectin, gelatin đó không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Trừ những hộp sữa chua mẹ tự làm cho con thì khái niệm sữa chua càng đặc càng tốt là sai lầm.
3. Sữa chua ăn lúc nào cũng được, ăn càng nhiều càng tốt
Nhiều phụ huynh tin rằng, sữa chua là ‘thần dược’ cho hệ tiêu hóa nên ‘thả cửa’ cho trẻ ăn bất kể khi nào chúng muốn. Sự thật, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết của các dung môi trong dạ dày, làm giảm sự thèm ăn và lạnh bụng.
Trẻ bị tiêu chảy cũng nên “kiêng” sữa chua cho đến khi bụng được ổn định.
/Lượng sữa chua/ ngày hợp lý theo độ tuổi của trẻ là:/
- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi ăn từ 50 – 100ml
- Trẻ 2 – 3 tuổi: 100 – 200ml
- Từ 3 tuổi trở lên: 200 – 300ml
Lưu ý: Nếu trẻ ăn nhiều sữa chua thì giảm bớt sữa nước.
4. Hâm nóng sữa chua trước khi cho con ăn
Vì lý do sợ con ăn sữa chua lạnh sẽ viêm họng, một số bà mẹ có thói quen hâm nóng sữa chua bằng lò vi sóng hoặc khi lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh thì ngay lập tức nhúng vào nước sôi để ngâm. Sự thật, các sóng viba trong lò vi sóng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn lợi tiêu hóa và chất đạm có trong sữa chua. Nước ngâm quá nóng cũng làm ảnh hưởng đến các vi khuẩn này.
Cách tốt nhất là mẹ nên lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh trước khi cho trẻ ăn khoảng 45 phút hoặc có thể ngâm vào nước ấm theo công thức 2 sôi 1 lạnh và đảo để sữa chua được nguội đều trước khi xúc cho bé ăn.
5. Sữa chua có thể kết hợp với tất cả các loại thực phẩm
Sữa chua được kết hợp với một số loại thực phẩm khác sẽ mang lại hương vị tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên kết hợp sữa chua với một số kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, họ có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn lactobacillus trong sữa chua. Các loại thực phẩm chế biến như xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đông lạnh chế biến từ thịt mẹ cũng không nên cho bé ăn với sữa chua vì chúng có thể gây táo bón, đau dạ dày, thậm chí tử vong. Đổi lại sữa chua rất phù hợp với các loại thực phẩm tinh bột cho bữa ăn sáng như gạo, mì, bánh bao, bánh mì…Mẹ cũng có thể thử trộn sữa chua với: Táo, Đào, Chuối, Khoai lang, Bơ, Bí đỏ
6. Nên ăn sữa chua trước bữa ăn
Một số bà mẹ quan niệm rằng cho ăn sữa chua trước bữa ăn sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn. Nhưng điều này sẽ làm sữa chua bị mất tác dụng vì khuẩn lactic trong sữa bị dịch vị tiêu diệt. Thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn sữa chua là sau bữa chính, sau khi uống thuốc… khoảng 2 tiếng. Lúc này khuẩn trong sữa chua sẽ có môi trường phù hợp nhất, góp phần tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.
Trước khi đi ngủ cũng là lúc thích hợp vì ăn sữa chua lúc này không chỉ giúp trẻ được đảm bảo dinh dưỡng mà còn hỗ trợ tiêu hóa và đem lại giấc ngủ ngon.