Amidan đảm nhiệm vai trò như một hàng rào miễn dịch cực kỳ quan trọng cho đường hô hấp. Do hoạt động của các cơ họng khi nhai nuốt cùng sự cọ xát của thức ăn khi đi qua thành họng, kèm theo tiếp xúc thường xuyên với vi khuẩn nên rất dễ viêm nhiễm, hình thành mủ trong hốc Amidan.
Viêm amidan được chia thành 2 thể cấp tính và mãn tính, quá phát.
- Viêm amidan cấp tính nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm amidan mãn tính, trong đó biến chứng viêm amidan hốc mủ là một dạng thường gặp nhất của giai đoạn mãn tính.
- Viêm amidan hốc mủ là khi amidan viêm mãn tính mà các hốc ở đó có mủ trắng như sữa hoặc màu vàng đục, bị nhiễm trùng có mủ cộng với cặn bã, chất xơ viêm.
Xem thêm: Bệnh viêm amidan ở trẻ em
Triệu chứng của bệnh viêm amidan
Dấu hiệu triệu chứng bệnh viêm amidan cấp tính
- Sốt cao đột ngột: đây là dấu hiệu đầu tiên của viêm amidan, kèm theo đó là cơ thể mệt mỏi, uể oải, nhức đầu, chán ăn.
- Amidan sưng tấy, đỏ: Tại vị trí amidan sưng to và niêm mạc họng đỏ rực, xuất tiết trong, kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi nếu bị viêm do virus. Còn nếu viêm do vi khuẩn thì trên bề mặt amidan sẽ xuất hiện những chấm mủ hoặc mảng mủ màu trắng.
- Đau rát họng, nuốt vướng: Amidan sưng to nên khi bị viêm người bệnh thường cảm thấy vướng víu, khó nuốt, cản trở việc ăn uống. Đồng thời người bệnh cảm thấy đau rát cổ họng, đôi khi đau nhói lên tai khi nuốt hoặc nói chuyện.
- Khó thở, ngáy to: Đường hô hấp bị ảnh hưởng khi amidan bị viêm, sưng nên khi ngủ người bệnh có thể ngáy to
Dấu hiệu triệu chứng bệnh viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính thường có ít dấu hiệu nhận biết hơn và không có gì đặc biệt. Bạn có thể căn cứ vào những dấu hiệu viêm amidan cấp tính trên kèm theo những triệu chứng dấu hiệu sau:
- Hơi thở hôi: Cho dù vệ sinh răng miệng rất sạch sẽ nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi khó chịu.
- Ho: Ho khan từng cơn, ho nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, họng đau rát, nuốt khó và giọng nói thay đổi. Nhưng đến một lúc sau lại hết.
- Hay sốt vặt: Người bệnh thường sốt vặt, người có cảm giác ngây ngấy sốt lúc chiềum, cơ thể gầy gò, xanh xao, thể trạng giảm sút nhanh.
- Amidan xơ chìm: Hai amidan nhỏ, bề mặt gồ ghề, lỗ chỗ, chằng chịt xơ trắng; trụ trước, trụ sau dày và đỏ sẫm. Khi dùng tay ấn vào amidan có thể thấy mủ chảy ra từ các hốc.
Xem thêm: 5 dấu hiệu quan trọng của bệnh viêm amidan ít ai chú ý
Nguyên nhân viêm amidan
Các nhà nghiên cứu đã thống kê được có rất nhiều yếu tố có nguy cơ trở thành nguyên nhân gây nên chứng bệnh này.
Viêm nhiễm:
Do sự tấn công của vi khuẩn khi thức ăn đọng lại trong khoang miệng và người bệnh không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không kỹ sau khi ăn.
Amidan chính là vị trí cửa ngõ của đường hô hấp, cho nên thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn, dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm.
Do bị lạnh, các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng trở nên gây bệnh, sau các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà …Vi khuẩn bội nhiễm thường là liên cầu, tụ cầu, đặc biệt nguy hiểm là liên cầu tan huyết (nhóm A).
Tạng bạch huyết:
Có một số trẻ có tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh. Nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm amidan.
Thời tiết
Yếu tố thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm Amidan. Khi thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột, hệ miễn dịch của bạn rất dễ suy yếu và đây là thời cơ để vi khuẩn, vi sinh vật tấn công amidan gây sưng viêm.
Cấu trúc của Amidan
Cấu trúc của amidan có rất nhiều hốc và nhiều khe hở và đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ và sinh trưởng gây bệnh.
Ngoài ra còn có các nguyên khác gây viêm amidan như: Hút thuốc lá, uống bia rượu, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, uống nhiều nước đá lạnh… cũng dẫn đến hiện tượng viêm amidan.
Khói bụi, môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây viêm amidan
Biện pháp phòng ngừa viêm amidan
Xem thêm: Cách phòng ngừa và điều trị viêm amidan