Nhiều người bệnh thường có tâm lý chủ quan, nghĩ rằng chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ hết búi trĩ là khỏi hẳn. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, phẫu thuật không phải lúc nào cũng giải quyết được tận gốc vấn đề và bệnh trĩ hoàn toàn có thể tái phát trở lại.
Đừng tưởng phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp hoàn hảo nhất
Bệnh trĩ là căn bệnh tạo thành do sự căng giãn quá mức các tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Khi mắc bệnh, búi trĩ lồi ra, bệnh nhân thường thấy đau, chảy máu. Thông thường, người ta chia 2 loại: trĩ ngoại và trĩ nội. Trĩ nội là những búi trĩ xuất phát từ những búi tĩnh mạch trĩ nằm trong lòng hậu môn, phía trên đường lược, khi phồng to quá mức thì sẽ sa ra ngoài. Tùy mức độ sa của các búi trĩ nội ra ngoài mà người ta chia làm mức độ. Độ một là các búi trĩ phồng to hơn mức bình thường nhưng vẫn nằm trong lòng ống hậu môn ngay cả khi bệnh nhân rặn mạnh, có thể gây ra chảy máu khi đi cầu. Độ 2 là búi trĩ có thể thập thò ở hậu môn khi bệnh nhân rặn mạnh. Độ 3 là các búi trĩ lồi hẳn ra ngoài khi bệnh nhân đi cầu hoặc làm việc nặng, bệnh nhân phải dùng tay đẩy búi trĩ vào. Độ 4 là độ nặng nhất, búi trĩ gần như thường xuyên nằm bên ngoài hậu môn không thể đẩy vào được.
Bệnh rất dễ tái phát bởi tĩnh mạch đã giãn rồi thì không hồi phục lại được. Vì vậy, sau phẫu thuật cắt trĩ, bệnh hoàn toàn có khả năng tái phát trở lại nếu không có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Càng những lần tái phát về sau, tĩnh mạch càng giãn nhiều khiến bệnh nặng hơn, nếu để lâu và chủ quan không điều trị, bệnh sẽ có biến chứng nặng nề.
Phẫu thuật cắt trĩ không phải “là xong” như nhiều người lầm tưởng. Trên thực tế, thắt búi trĩ chỉ cắt được phần búi trĩ thò ra bên ngoài, tức phần ngọn của vấn đề, còn phần tĩnh mạch đã giãn thì không can thiệp được. Vì vậy cần phải hiểu phẫu thuật cắt trĩ không thể điều trị dứt điểm được hết bệnh trĩ.
Theo TS Nguyễn Thị Quỹ, Phó Chủ tịch Hội Tiêu hóa Hà Nội, do hệ tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng rất phức tạp nên phẫu thuật cắt trĩ không hề đơn giản, nếu không đúng kĩ thuật có thể gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Vì vậy cần nhiều thời gian hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật. Vết thương sau phẫu thuật cũng nằm ở hậu môn, nơi thường xuyên bài tiết chất thải của cơ thể nên rất dễ bị nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật nếu không được chăm sóc sau mổ trĩ đúng cách. Việc đại tiện cũng gây không ít khó khăn và bất tiện cho bệnh nhân sau phẫu thuật.
Xem thêm:
Ngoài ra, sau phẫu thuật cắt trĩ, bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp cơ vòng hậu môn, hỏng cơ vòng hậu môn…Ngoài ra, người bệnh cần hiểu rằng, phẫu thuật không phải phương pháp điều trị dứt điểm bệnh trĩ vì sau phẫu thuật nếu không ăn uống kiêng khem đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể bị tái phát trĩ.
Phương pháp điều trị tận gốc bệnh trĩ ?
TS Nguyễn Thị Quỹ chia sẻ, vì bệnh trĩ khó điều trị dứt điểm nên cần điều trị sớm ngay từ giai đoạn mới mắc (độ 1 -2), với các biểu hiện ban đầu của bệnh là chảy máu, đau rát khi đi đại tiện, táo bón. Người bệnh lưu ý để bệnh không tăng nặng, tái đi tái lại, thậm chí để xảy ra biến chứng vì khi đó việc điều trị trở nên khó khăn, vất vả hơn nhiều.
Khi trĩ ở độ 3,4, người bệnh bị sưng đau hoặc có biến chứng thì bắt buộc phải chỉ định phẫu thuật. Vì vậy, tốt nhất là người bệnh không nên ngại ngùng mà phải điều trị ngay lập tức, điều trị kiên trì theo đúng lộ trình, tránh để bệnh tái phát sẽ ngày càng nặng hơn.
Ngoài ra, chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quyết định trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, bạn cần:
Đảm bảo chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ để tránh táo bón. Các loại rau xanh quen thuộc giúp nhuận tràng là
rau xanh: rau đay, mồng tơi, rau khoai lang, rau sam, rau má, rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, rau càng cua, lá sâm mồng tơi, khổ qua, đậu bắp, giá đỗ…
trái cây: Đu đủ, thanh long, bưởi, cam quít, chuối, thơm, táo, lê…
củ quả: Củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ, khoai mỡ…
ngũ cốc, đậu đỗ: Mè, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen cả vỏ, gạo lức…
Giảm các chất kích thích như ớt, bia rượu
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để phòng chống táo bón tốt. Nước giúp làm mềm phân giúp bạn dễ đi cầu hơn. Bạn có thể bổ sung nước dưới nhiều dạng như nước lọc, nước trái cây, canh…
Không ngồi quá lâu vì sẽ gây tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, đồng thời gây ứ trệ máu, căng phồng tĩnh mạch nguy cơ gây trĩ. Mỗi 1 tiếng ngồi thì bạn nên đứng dậy đi lại vận động. Thường xuyên vận động, đi cầu thang bộ tại nơi làm việc thay vì đi thang máy. Tập thể dục đều đặn hàng ngày…giúp nhu động ruột hoạt động tốt. Tránh tập các môn thể thao vận động mạnh.
Tránh nâng vật nặng, duy trì trọng lượng khỏe mạnh để không gây áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng.
Tập đi đại tiện hàng ngày vào đúng giờ nhất định, không nên cố rặn hoặc ngồi quá lâu khi đi đại tiện.
Dùng kem co trĩ để hỗ trợ co mạch từ đó săn se búi trĩ, làm dịu da khi bị đau, nóng rát và khó chịu.