Điều trị tiêu chảy cấp không quá khó nhưng cũng không phải là đơn giản nếu không đúng cách. Khi có bệnh thì nhất định phải điều trị nhưng tốt hơn hết là hãy phòng bệnh một cách tích cực nhất để con bạn không bị ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tinh thần và thể chất.
1. Nuôi còn bằng sữa mẹ
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian từ 4 – 6 tháng, bắt đầu cho ăn sam sau 4 – 6 tháng.
- Sữa mẹ đảm bảo vệ sinh do không phải dùng chai đầu vú là điều kiện thuận lợi cho thức ăn dễn bị ô nhiễm, bú mẹ giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy.
- Sữa mẹ chứa kháng thể, là thức ăn hoàn hảo trong thời gian từ 4 – 6 tháng.
- Sữa mẹ rẻ tiền không bị tốn kém.
- Sữa mẹ không bị dị ứng hoặc bất dung nạp sữa.
- Nếu cho trẻ ăn sữa ngoài, nên biết cách vệ sinh và bảo quan thìa, cốc, chai và vú giả một cách sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh.
2. Chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh
- Cho ăn sam sau 4 – 6 tháng nếu mẹ đủ sữa.
- Thức ăn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡnng, đạm, carbonhydrat.
- Chế biến, bảo quản thức ăn, nguồn nước đảm bảo an toàn vệ sinh.
Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống: Nước uống cho trẻ cần đun sôi, để nguội, không cho trẻ uống nước lã.
3. Rửa tay sạch sẽ
Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi ngoài, thay tã lót cho trẻ, trước khi làm thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng là biện pháp phòng bệnh đơn giản mà lại có hiệu quả.
- Tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi bẩn, sau khi đi vệ sinh. Trước khi đi ngủ và mỗi buổi sáng ngủ dậy phải rửa mặt, rửa tay.
- Nếu trẻ bị bệnh khác kèm theo như: viêm tai, viêm phổi… thì ngoài điều trị tiêu chảy nên đưa trẻ đến các phòng khám chuyên khoa.
Sử dụng hố xí hợp vệ sinh và xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy.
4. Tiêm phòng cho bé
Tiêm phòng sởi : Trẻ em mắc bệnh sởi hoặc khi khỏi dễ mắc tiêu chảy, lỵ nặng và dễ dẫn đến tử vong. Tiêm vaccine sởi có thể phòng ngừa được 25% tử vong liên quan đến tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.
Tiêm phòng vaccine Rotavirus : Tiến hành trước 6 tháng tuổi. Phòng những trường hợp tiêu chảy nặng do Rotavirus. Giảm tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus.
5. Phòng chống suy dinh dưỡng
Giữa suy dinh dưỡng và tiêu chảy có mối quan hệ mật thiết. Khi bị tiêu chảy, trẻ mất rất nhiều năng lượng, sụt cân nhanh do mất nước và điện giải, hấp thu các chất kém chỉ còn 38% đối với chất béo, 40% đối với chất đạm, 70% đối với glucid, cộng thêm trẻ biếng ăn và hay bị nôn ói. Do đó, mỗi lần bị tiêu chảy trẻ ít nhiều bị chậm phát triển và chỉ hồi phục sau 2 – 3 tuần bù. Nếu nhiều đợt tiêu chảy xảy ra liên tiếp trong thời gian ngắn, sự phụ hồi sẽ không có, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu cha mẹ không có biện pháp khắc phục, tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể bé mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không ngon miệng, nguy cơ cao suy dinh dưỡng.
☛ Đọc thêm: Biếng ăn ở trẻ 3 tháng phải làm sao?
Bệnh suy dinh dưỡng cũng là yếu tố thuận lợi gây nên bệnh tiêu chảy vì sự suy giảm miễn dịch, dễ bị viêm ruột, nhung mao ruột bị teo các men tiêu hóa giảm dần, gây kém hấp thị và bị tiêu chảy. Do đó, điều trị tiêu chảy nên song song với điều trị suy dinh dưỡng bằng cách duy trì chế độ ăn, bù nước và điện giải, vẫn tiếp tục bú mẹ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý thông thường theo độ tuổi.
Sau khi hết tiêu chảy nên cho trẻ ăn thêm một bữa so với ngày thường, liền trong 2 – 3 tuần để bù lại thời gian bị bệnh. Trường hợp tiêu chảy có máu cần có chế độ ăn nhiều chất béo, chất đạm để vết loét mau lành và hạn chế bệnh kéo dài.
Nguồn: Norikidplus.vn