Trong các bệnh sỏi, sỏi gan thường không được biết đến nhiều như sỏi mật hay sỏi thận, tuy nhiên đây cũng là một bệnh lý cần lưu tâm do sỏi gan có thể gây những biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời ảnh hưởng gan mật, suy đa tạng. Vậy bệnh sỏi gan là gì? Triệu chứng sỏi gan như thế nào? Điều trị sỏi gan bằng cách nào?
Bệnh sỏi gan là gì?
Sỏi gan còn được gọi là sỏi đường mật trong gan vì sỏi nằm ở vi quản mật, tiểu quản mật hoặc ống gan phải hay ống gan trái. Sỏi trong gan là bệnh lý thường gặp và được xem là nặng trong các bệnh của hệ thống gan – mật.
Triệu chứng bệnh sỏi gan
Biểu hiện lâm sàng của sỏi đường mật nói chung và sỏi đường mật trong gan nói riêng rất đa dạng, đau thường là do sự di chuyển của sỏi túi mật và sỏi đường mật trong gan.Thông thường có 3 triệu chứng rất điển hình (gọi là tam chứng Charco) tuần tự xuất hiện: đầu tiên là cơn đau quặn gan với biểu hiện như trên, sau đó xuất hiện sốt nóng và rét run. Cuối cùng là vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi gan
Biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi trong gan là nhiễm trùng đường huyết và choáng nhiễm trùng. Những cơn sốt cao kèm theo hiện tượng rét run, nhiễm trùng và tắc mật nặng, rối loạn huyết động thường đẩy người bệnh vào tình trạng choáng và mệt. Trường hợp này, bệnh nhân phải cấy máu nhiều lần.
Sỏi trong gan để lâu ngày kèm theo viêm nhiễm sẽ làm tổn thương nhu mô gan và thay thế bằng tổ chức xơ. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xơ gan.
Tìm hiểu kĩ hơn biến chứng sỏi gan: Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?
Các kỹ thuật y tế chẩn đoán bệnh sỏi trong gan
Ngoài những biểu hiện lâm sàng thì các xét nghiệm cận lâm sàng đặc biệt siêu âm là xét nghiệm cơ bản không xâm nhập giúp phát hiện sỏi 70 – 80%, ngoài ra còn giúp phát hiện tổn thương đường mật, túi mật, tụy. Hầu hết bệnh nhân có chỉ định điều trị ngoại khoa, nhưng những trường hợp sỏi gan đơn thuần hay phối hợp chưa có triệu chứng do sỏi nhỏ, đường kính dưới 5mm sẽ được theo dõi vì sỏi có khả năng tự di chuyển xuống tá tràng. Nếu đường kính sỏi trên 5mm sẽ được chỉ định mổ, trừ trường hợp sỏi gan đơn thuần nằm ở các vị trí khó lấy sẽ được điều trị bảo tồn.
Phương pháp điều trị sỏi đường mật trong gan
Sỏi gan một khi có triệu chứng viêm đường mật thì sẽ được can thiệp lấy sỏi sớm. Có nhiều phương pháp can thiệp phẫu thuật hoặc bằng nội soi nhưng mục tiêu cuối cùng là lấy hết sỏi và làm cho đường mật hoàn toàn thông suốt. Ngày nay có nhiều cải tiến, ít xâm lấn hơn như lấy sỏi, tán sỏi qua da với sóng điện từ, tia laser, nong đường mật hẹp, đặt nòng. Ngoài ra, còn có các biện pháp đông y sử dụng thảo dược tự nhiên để điều trị bệnh sỏi gan.
Xem thêm: Sỏi gan uống thuốc gì?
Lấy hết sỏi là điều khó, đặc biệt nếu có nhiều sỏi mà sỏi lại nằm sâu và rải rác trong gan kèm hẹp đường mật từng đoạn thì chưa có phương pháp nào có thể giải quyết tận gốc. Ngừa sỏi tái phát lại càng khó hơn mà lý do chính là đường mật trong gan bị teo hẹp từng đoạn. Nhiều trường hợp cấp cứu trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn đường mật, có biểu hiện sốc nhiễm khuẩn.
Do đó, nếu bạn phát hiện mình có các biểu hiện giống triệu chứng bệnh sỏi gan cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe và xác định phương pháp điều trị phù hợp.
Nguồn: soimatnguoimuong.vn