Bé thường xuyên đau bụng âm ỉ, bụng chướng to mặc dù cơ thể rất gầy. Nhiều cha mẹ chủ quan, cho rằng đó là do con kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa, nhưng sự thực đây lại là biểu hiện của u nang buồng trứng mà chúng ta không hề nghĩ tới.
Tại sao u nang buồng trứng hình thành ở trẻ nhỏ?
U nang buồng trứng là bệnh lý phụ khoa rất phổ biến. Nhiều người lầm tưởng nó chỉ xảy ra ở phụ nữ tuổi sinh sản, thế nhưng không phải vậy. U nang buồng trứng có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, từ sơ sinh cho đến khi phụ nữ mãn kinh, thậm chí nó tồn tại ngay cả trong bào thai của một bé gái.
Nguyên nhân u nang buồng trứng có ở trẻ em đa phần là do rối loạn chức năng buồng trứng. Thai nhi và người mẹ kết nối qua nhau thai, mọi chất dinh dưỡng khi vào cơ thể mẹ đều có thể truyền qua nhau thai để tới em bé. Cũng vì thế, nội tiết tốt của người mẹ cũng sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Sự thay đổi về hormone là nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng. Với trẻ sơ sinh, u nang bì có nguồn gốc từ tế bào mầm là loại được ghi nhận phổ biến nhất. Nó phát triển rất chậm và âm thầm, nên hầu như các bé được chẩn đoán có u nang khi đã gặp biến chứng nào đó và tới bệnh viện kiểm tra. Thậm chí, có thể tới 10 hoặc 20 năm sau khối u mới được phát hiện.
Ngoài ra, do hoạt động của hệ trục nội tiết chưa ổn định nên ở tuổi dậy thì các nang noãn có thể phát triển không hoàn chỉnh và tích tụ dịch bên trong tạo thành những u nang. Nhưng phần lớn đây là dạng u nang lành tính, chúng có thể biến mất sau vài tháng mà không cần điều trị.
Ở trẻ em, tỷ lệ u nang buồng trứng hóa ác (ung thư) là cực kỳ thấp, nhưng không phải là không có. Những u nang loại này thường có kích thước lớn, vỏ nang nhiều nhú (đây là một dấu hiệu tiên lượng ung thư qua siêu âm). Nếu không điều trị sớm, tế bào ung thư sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ buồng trứng và những cơ quan khác. Vì vậy, trong trường hợp này, bác sĩ buộc phải cắt bỏ buồng trứng có chứa u nang để bảo tồn buồng trứng còn lại.
U nang buồng trứng ở trẻ em – các triệu chứng rất khó phát hiện
Bé thường xuyên đau bụng âm ỉ, bụng chướng to mặc dù cơ thể rất gầy. Nhiều cha mẹ tưởng rằng đó là do con kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa, nhưng sự thực đây lại là biểu hiện của u nang buồng trứng.
Dấu hiệu của u nang buồng trứng khá ít ỏi, chưa kể rằng chúng không phải là dấu hiệu điển hình nên khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Chỉ khi khối u to lên, chèn ép vào các nội tạng lân cận, gây ra đau đớn thì người ta mới nghi ngờ về sự tồn tại của một khối u trong buồng trứng.
Sau đây là một số dấu hiệu của bệnh, phụ huynh cần nắm được:
- Đau vùng chậu âm ỉ hoặc từng cơn
- Rối loạn kinh nguyệt
- Chướng bụng, dầy hơi
- Khi u phát triển to có thể chèn ép trực tràng gây táo bón
- U chèn ép bàng quang, bọng đái gây bí tiểu, tiểu rắt
- U chèn ép hệ tĩnh mạch gây phù 2 chi dưới
Để biết được chắc chắn khối u có tồn tại trong buồng trứng của các bé hay không cần thực hiện chụp Xquang hoặc siêu âm vùng bụng, vùng chậu để đi đến kết luận.
U nang buồng trứng ở trẻ em điều trị thế nào?
Thực tế 90% u nang buồng trứng ở trẻ em là u nang lành tính. Không ít trong số đó là những dạng u nang cơ năng (u nang noãn, u nang hoàng thể). Những u nang này có thể xuất hiện cực kỳ phổ biến và ở hầu hết nữ giới từ tuổi dậy thì cho tới trước khi mãn kinh. Nhưng chúng ít khi được phát hiện vì xuất hiện nhanh nhưng cũng biến mất nhanh mà không gây triệu chứng, không cần phải can thiệp y tế.
Nếu như một bé gái có biểu hiện tương tự của bệnh và được chẩn đoán có u nang bên trong buồng trứng , u còn nhỏ và chưa biến chứng thì phương pháp trước tiên là theo dõi tình trạng phát triển khối u. Bác sĩ sẽ cho bạn lịch hẹn tái khám thường xuyên để siêu âm, xem khối u có biến mất hay vẫn còn tồn tại.
Để ngăn ngừa sự phát triển của u nang buồng trứng, các chuyên gia y tế có thể kê đơn thuốc nội tiết. Thế nhưng với đối tượng là trẻ nhỏ thì đều này cần phải cân nhắc tùy từng trường hợp.
Sau thời gian theo dõi (khoảng 60 ngày), khối u biến mất thì không cần điều trị. Nhưng nếu, khối u có dấu hiệu tiến triển phức tạp thì sẽ được lên lịch mổ.
Với những trường hợp nhập viện muộn vì có biến chứng như u nang vỡ ra, u nang bị xoắn gây đau bụng dữ dội, da lạnh, suy giảm chức năng nhận thức…thì cần phẫu thuật cấp cứu ngay lập tức.
Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng trong điều trị bóc tách u nang buồng trứng, đó là mổ nội soi và mổ hở (mổ phanh). Đa phần, những khối u nhỏ dưới 10cm, chưa biến chứng, nằm ở vị trí dễ can thiệp thì sẽ được ưu tiên mổ nội soi. Vì phương pháp này ít xâm lấn hơn, hạn chế tổn thương và rủi ro trong hay sau phẫu thuật, đồng thời giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe tốt hơn.
Xem chi tiết: