Bệnh viêm đại tràng là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi những triệu chứng: đầy hơi, táo bón, bụng chướng khí…. khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc điều trị viêm đại tràng, bạn có thể dùng các mẹo đơn giản giúp giảm nhanh triệu chứng đầy hơi, chướng bụng hiệu quả và dễ thực hiện dưới đây.
Mục lục
Các mẹo đơn giản chữa đầy hơi do viêm đại tràng
1. Dùng lá mơ lông
Theo y học cổ truyền, lá mơ lông có vị đắng, tính mát, hơi mặn, có mùi hôi có công dụng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu)… thông dụng nhất vẫn là chữa các bệnh về đường tiêu hóa, giúp giảm đầy bụng, khó tiêu gây ra bởi viêm đại tràng.
Chuẩn bị
- 1 nắm lá mơ lông khoảng 50g
- 2 quả trứng gà
- Lá chuối tươi
Cách thực hiện:
- Lá mơ lông đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng, vớt để ráo nước.
- Lá chuối cũng rửa sạch, lau khô.
- Đem thái nhỏ lá mơ lông để vào bát và tách lấy 2 lòng đỏ trứng trộn đều, nêm gia vị
- Lót đáy chảo bằng lá chuối và đổ hỗn hợp trứng và lá mơ lông vừa trộn lên
- Đặt chảo lên bếp, không cho dầu ăn và vặn nhỏ lửa
- Đặt thêm 1 lớp lá chuối lên trên, lật cho 2 mặt chín thì bỏ ra đĩa
- Nên ăn khi còn nóng.
2. Dùng lá tía tô
Lá tía tô là gia vị trong nhiều món ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Theo y học cổ truyền, loại lá này có vị cay, tính ấm được sử dụng để trừ cảm mạo, hen suyễn, sổ mũi. Ngoài ra còn giúp làm giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, sôi bụng. Theo nghiên cứu hiện đại, lá tía tô có tác dụng trong điều trị bệnh viêm đại tràng nhờ khả năng ức chế sản xuất các chất trung gian hóa học gây viêm.
Cách cải thiện tình trạng sôi bụng trong viêm đại tràng bằng lá tía tô:
Cách 1: Uống nước cốt tía tô.
- Lấy 1 nắm lá, đem rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn.
- Để ráo nước, đem xay nhuyễn, bỏ bã lấy nước cốt.
- Uống đều đặn mỗi ngày.
Cách 2: Nấu cháo tía tô.
- Lá tía tô đem rửa sạch, sau đó thái nhỏ.
- Khi cháo đã nấu chín, cho tía tô vào, ăn lúc còn ấm sẽ giảm tình trạng đầy hơi, sôi bụng.
3. Dùng vỏ cam quýt
Theo y học cổ truyền, trần bì có vị cay, đắng, mùi thơm nhẹ với tác dụng hành khí, chữa khó tiêu, đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy…
Một số cách sử dụng trần bì như sau:
Cách 1:
- Lấy lượng trần bì vừa đủ đem hãm với nước sôi khoảng 15 phút.
- Uống khi còn ấm.
Cách 2:
- Bài thuốc giảm sôi bụng gồm bạch thược 8g, phòng phong 8g, bạch truật 12g, trần bì 6g.
- Chuẩn bị nguyên liệu trên, sau đó đem tán thành bột, hoàn thành viên. Mỗi lần uống 4-6g, ngày 2-3 lần.
- Ngoài ra có thể đem sắc với nước, uống 1-2 lần trong ngày.
4. Dùng củ riềng
Theo y học cổ truyền, củ riềng có vị cay, tính ấm có tác dụng giảm đau. Loại củ này chứa khoảng 1% tinh dầu (xineola, methylxinnamat) và chất dầu galangola giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện tình trạng sôi bụng, đầy hơi.
Cách thực hiện như sau:
- Riềng tươi đem rửa sạch, cạo vỏ, thái lát, phơi khô, sau đó nghiền thành bột.
- Cho lượng bột vào bát, thêm chút mật ong cho đến khi có thể vo được thành viên bằng tay.
- Uống sau bữa ăn mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần.
5. Dùng tỏi
Trong tỏi chứa allicin là chất kháng sinh tự nhiên với tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, nó còn có một số chất khác như vitamin, khoáng chất, fitonxit, chất chống oxy hóa, giúp phục hồi chức năng tiêu hóa cho cơ thể, làm dịu cơn sôi bụng, đầy hơi, chướng bụng…
Cách thực hiện như sau:
Cách 1:
- Tỏi bóc vỏ, xay nhuyễn. Thêm nước đun sôi để nguội, sau đó chắt lấy nước.
- Uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm. Nếu cảm thấy khó chịu không thể uống được nên pha thêm với nước trà hoặc thêm một chút mật ong.
- Mỗi ngày uống đều đặn 2 lần.
Cách 2:
- Bọc tỏi vào giấy bạc, đem nướng.
- Lúc còn ấm cho vào miếng vải xô mềm, đặt lên rốn.
- Massage nhẹ nhàng vùng bụng. Từ đó làm giảm lượng khí ở trong bụng cải thiện tình trạng sôi bụng, đầy hơi.
6. Dùng lá bạc hà
Lá bạc hà chứa menthol có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm cơn co thắt, đầy bụng, khó tiêu. Ngài ra, lá bạc hà thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ tiêu hóa, kích thích đường ruột, làm tan các khí hơi gây chướng bụng, đầy hơi.
Cách sử dụng lá bạc hà như sau:
- Nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc giã lấy nước uống
- Hãm vài lá bạc hà với nước đun sôi khoảng 10 phút, ngày uống 3 lần.
7. Massage bụng
Massage là phương pháp đơn giản mang lại hiệu quả cao giúp giảm đầy bụng, chướng hơi, thư giãn dạ dày, kích thích nhu động ruột co bóp và tiêu hóa nhanh hơn mà bạn có thể áp dụng hằng ngày.
Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Khép bàn tay lại và đặt úp bàn tay ngay dưới rốn
- Ấn nhẹ và xoa tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ khoảng 3 phút
- Đồi chiều xoay ngược lại và làm theo động tác tương tự
Những lưu ý khi điều trị viêm đại tràng đầy hơi
Ngoài việc áp dụng những mẹo giảm đầy hơi do viêm đại tràng, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt tại nhà cho hợp lý. Đó cũng là điều kiện tiên quyết giúp giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng khó tiêu.
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và cải thiện sức khỏe, nhất là đối với triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Vì vậy, để cải thiện triệu chứng bệnh, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học theo gợi ý dưới đây:
- Nên ăn những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, ưu tiên những món ăn dễ tiêu như bột yến mạch, ăn các loại trái cây, rau củ dễ tiêu và chứa nhiều dinh dưỡng như bơ, bí đao, rau ngót, rau cải… hoặc các loại nước ép từ rau củ chứa nhiều vitamin và chống oxy hóa như cà rốt sẽ giúp cải thiện sức khỏe.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu acid omega3 và protein như thịt nạc, trứng, cá, hạt lanh, quả óc chó…
- Không nên ăn quá no hay để bụng quá đói, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm tái, sống chưa chế biến kĩ
- Có thể uống các loại trà như trà gừng, trà hoa cúc, bạc hà…. rất tốt cho bệnh viêm đại tràng
- Tạo thói quen ghi vào sổ những loại thực phẩm tốt và không tốt cho đại tràng để không làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh và duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như:
- Tránh xa những loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, bia, rượu…
- Hạn chế các loại rau chứa quá nhiều chất xơ khiến đầy bụng, khó tiêu
- Hạn chế các loại thức ăn nhanh, đồ chiên xào, nhiều mỡ động vật.
- Tránh xa các loại thực phẩm nhiều gia vị, cay nóng
- Hạn chế đường sữa lactose bởi nó là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Để khắc cải thiện tình trạng chướng bụng đầy hơi, người bệnh cần hướng đến những thói quen sinh hoạt lành mạnh như sau:
- Khi ăn nên nhai kĩ, tập trung ăn, không vừa ăn vừa nói chuyện để tránh nuốt khi vào đường ruột
- Nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho phù hợp giúp tinh thần thoải mái và thư giãn
- Hạn chế thức khuya, nên ngủ trước 11 giờ và ngày ngủ đủ 7 – 8 tiếng.
- Có thói quen hoạt động thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, yoga…
Đọc thêm: Hay đầy hơi chướng bụng là dấu hiệu của bệnh gì?
Tràng Phục Linh PLus – Giải pháp giảm đầy hơi do viêm đại tràng
Ngoài việc áp dụng các cách trên giúp giảm đầy hơi do viêm đại tràng, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Tràng Phục Linh Plus là sản phẩm là sự kết hợp giữa y học cổ truyền phương Đông và thành tựu của khoa học hiện đại với các thành phần: bạch truật, bạch phục linh, bạch thược, hoàng bá, ImmuneGamma (chiết xuất từ lợi khuẩn Lactobacillus fermentum) và 5-HTP (chất hoá học nội sinh) nhằm giải quyết:
- Giảm bớt các triệu chứng xấu như: đau bụng, tiêu chảy, phân sống, đầy hơi…
- Giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch đường ruột
- Tăng đề kháng đường ruột, giảm viêm, ngăn ngừa tái phát.
- Thúc đẩy khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
- An toàn, không tác dụng phụ.
Theo thống kê của Thời báo Kinh tế Việt Nam: 92.7% người bệnh đại tràng hài lòng và rất hài lòng với sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS sau 1-3 tháng sử dụng.
Để đặt mua sản phẩm tại địa chỉ gần nhất, mời bạn xem TẠI ĐÂY.