Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên cơ thể trẻ thường dễ dàng bị những tác động bên ngoài gây nên bệnh về đường hô hấp.Phải làm gì khi trẻ bị viêm họng là nỗi băn khoăn của không ít ông bố bà mẹ, bởi khi trẻ tiếp xúc với môi trường trường học, mẫu giáo, nơi công cộng, trẻ hay bị viêm mũi, viêm họng do lây lan, vi khuẩn.
Nguyên nhân viêm họng ở trẻ
Có hai nhóm nguyên nhân chính khiến bé bị viêm họng, bao gồm:
- Cảm lạnh, virus cúm, sởi, rhino, adeno.
- Vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, phế cầu.
Viêm họng ở trẻ được coi là nguy hiểm khi nguyên nhân là do liên cầu beta tan huyết nhóm A gây nên. Vỏ của loại liên cầu này có cấu trúc gần giống cấu tạo của màng tim, màng khớp, màng thận. Khi trẻ bị viêm họng do loại vi khuẩn liêm cầu này gây nên nếu không được chữa trị kịp thời, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại liên cầu này, đồng thời tấn công cả vào tim, thận, khớp, gây nên những biến chứng nặng nề cho trẻ.
Xem thêm: Bệnh viêm họng ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị
Trẻ viêm họng có những biểu hiện gì
Rất dễ dàng để nhận thấy trẻ có triệu chứng viêm họng, mẹ cần để ý khi trẻ có những biểu hiện sau đây để có những cách chữa viêm họng hiệu nghiệm cho trẻ kịp thời.
- Đau rát họng, ho khan, dễ ọe, nôn trớ: Trẻ khó nuốt, dễ mắc và rát họng, cảm giác đau nhói khi nuốt có thể dẫn đến hiện tượng ho khan, không muốn nuốt, ăn vào dễ trớ.
- Xuất hiện những triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi chân tay: Đây là những triệu chứng đầu tiên của viêm họng cấp. Các mẹ nên đưa bé đến ngay các trung tâm y tế để được khám và điều trị để tránh diễn biến bệnh nặng hơn.
- Bé bị ngạt mũi, lười ăn, nôn trớ và quấy khóc: Từ 1-2 ngày tiếp theo, trẻ sẽ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi trong và loãng, sổ họng sưng đau kèm sốt cao 39-40 độ C, nhức đầu, đau mỏi thân mình, cổ họng sưng làm trẻ nuốt đau kèm theo nghẹt mũi làm cho trẻ ăn ngủ kém gây mệt mỏi kéo dài.
- Hạch cổ sưng đau: Có những trường hợp trẻ sẽ có hiện tượng sưng hạch ở cổ – đây là hiện tượng bình thường, các bậc phụ huynh cũng nên đặc biệt chú ý khi trẻ kêu đau ở vùng cổ họng hay nuốt nước bọt thấy khó chịu.
Trẻ khó thở, phải thở bằng mồm: Hiện tượng này xảy ra khi trẻ bị viêm nghẹt sinh ra chất dịch bẩn chảy xuống cổ họng, làm họng bị viêm nhiễm dẫn đến viêm họng. Trẻ không thể tự thở bằng mũi mà chuyển sang thở bằng miệng, sẽ khiến cổ họng bị lạnh và thương tổn – đây là nguyên nhân khiến cho các bệnh về đường hô hấp xâm nhập.
Xem thêm: Những biểu hiện thường gặp khi trẻ bị viêm họng
Xử lý của cha mẹ khi trẻ bị viêm họng
Khi trẻ bị sốt viêm họng: 38 độ trở lên
Dùng thuốc hạ sốt và chườm mát, lau mát:
- Dùng khăn bông cho vào nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ 37 – 40oC) vắt ráo, lau khắp người trẻ và xếp các khăn này để vào hai bên nách và bẹn, đổi khăn lần lượt đến khi nhiệt độ của trẻ dưới 38oC thì không cần lau mát mà cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, nơi trẻ nằm phải thoáng, tránh gió mạnh, tránh quạt và vẫn phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên.
- Dùng thuốc hạ sốt nhóm paracetamol.
- Ngoài ra cho trẻ uống nhiều nước vì sốt làm mất nước.
Đặc biệt theo dõi sát để phát hiện sớm các biến chứng và điều trị kịp thời. Đặc biệt chú ý khi trẻ đang bị ho, chảy mũi, viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao phải đề phòng viêm tai để dùng kháng sinh toàn thân ngay. Nếu có chảy mủ tai phải được xử trí kịp thời bằng đặt dẫn lưu để tránh biến chứng thủng màng nhĩ.
Xem thêm: : Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ:
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của thầy thuốc, vì có thể làm bệnh nặng hơn; tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho trẻ em.
- Khi thấy viêm mũi họng kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
- Ngoài ra, cần giữ cho vùng mũi họng của trẻ tránh được những tác nhân từ môi trường như: Tạo thói quen đội mũ ,đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tránh ăn các hàng quán lề đường, những nơi không đảm bảo vệ sinh.
- Phòng bệnh sẽ hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm vùng mũi họng cho trẻ. Tuy nhiên khi trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi họng thì cha mẹ nên cho trẻ tới khám tại phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để trẻ được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Xem thêm: Cách chăm sóc bé bị viêm họng đúng cách
Khi có dấu hiệu của bệnh viêm họng cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên tự ý mua thuốc điều trị bởi có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và gây ra những biến chứng không đáng có. Ngoài ra cha mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin về bệnh viêm họng qua Imunostim.vn hoặc gọi theo số hotline 18008070 để được tư vấn các vấn đề về bệnh hô hấp của trẻ em