Giúp trẻ có một giấc ngủ tốt không phải là một vấn đề quá khó nhưng cũng không phải là quá dễ đối với các bậc làm cha mẹ. Cha mẹ cần tập cho trẻ có thói quen ngủ sớm và đúng vào một giờ đã định. Như vậy sẽ giúp trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi và ngủ dễ dàng hơn trong bất kỳ điều kiện nào. Trẻ ngủ sớm sẽ dậy sớm hơn và có thể tổng hợp vitamin D vào buổi sớm nhờ ánh nắng mặt trời.
Cần hạn chế các yếu ngoại cảnh cũng như nội tại tác động đến trẻ trong lúc ngủ. Không để trẻ đói hoặc ăn quá no, không vệ sinh thân thể, không mặc quần áo chật hay nằm sai tư thế khi ngủ. Nơi ngủ không sạch sẽ, có nhiều tiếng ồn và ánh sáng, đều gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bé. Mỗi trẻ có một nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau. Cha mẹ nên cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức trẻ dậy quá sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy, không cần phải gọi.
Hạn chế tối đa các vấn đề về tâm lý khiến trẻ bị ức chế trước khi ngủ như: bị dọa nạt, quát mắng, nghe kể những chuyện gây sợ hãi, xem phim ảnh kinh dị, chơi game bạo lực… Dối với trẻ đi tiêu, đi tiểu trong khi ngủ, cha mẹ nên làm vệ sinh bình thường và cho bé ngủ lại chứ không nên la mắng và làm mạnh khiến bé khó chịu. Nhiều bà mẹ nuôi con quá cứng nhắc về giờ giấc cho bú, cho ăn nên đã vô tình quấy rối giấc ngủ của trẻ. Nên nhớ rằng, trẻ mới sinh đã có chu kỳ “ thức – ngủ” phân bố đều đặn, trẻ sẽ bú khi thức giấc và khi thấy đói.
Trước giờ ngủ, nếu có thể bạn hãy tắm cho trẻ bằng nước ấm. Mùi hương nhẹ nhàng của sữa tắm sẽ đem đến cảm giác khó chịu, thoải mái, giúp bé ngủ ngon và sâu hơn. Ngoài ra, việc mát xa cho bé cũng rất cần thiết. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng hết sức khoa học, nó có tác dụng điều hòa hệ hô hấp, hệ tim mạch, tiêu hóa, miễn dịch…
Trẻ được vui chơi, vận động đầy đủ cũng giúp ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ, có thể dùng lời nó êm dịu như “ con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi mẹ thương”. Bạn cũng có thể hát ru khe khẽ, mở những bản nhạc nhẹ nhàng hay kể chuyện cho bé nghe. Đếm số cũng là phương pháp giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Nếu trẻ bị rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ vài đêm liên tục, cần đưa trẻ đi khám bến. Không nên cho trẻ dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sỹ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng như tình trạng thiếu kẽm và thiếu một số chất khác như calci, acid amin, vitamịn nhóm B… Có thể khắc phụ điều này bằng cách bổ sung kẽm và các chất dinh dưỡng thiếu hụt kể trên cho trẻ.
Ở trẻ nhỏ, rối loạn giấc ngủ thường kèm với tình trạng thiếu dinh dưỡng, chán ăn, giảm ăn, giảm bú, nôn ói, chậm lớn… Các biểu hiện thường gặp ở các trẻ là: ngủ ít, trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, nói mơ, la hét, khiếp sợ trong khi ngủ.