Ho là một cử động phản xạ để cố gắng làm sạch đờm, nhớt hoặc tống dị vật, các chất kích thích hoặc các vật gây nghẽn ra khỏi đường thở. Ở trẻ con nhiều khi ho do sự kích thích đường thở bởi bụi bặm, khói xe, khói thuốc lá hoặc do dịch nhầy chảy xuống từ sau mũi. Tuy nhiên còn một số nguyên nhân khác là do viêm đường hô hấp trên thường là do nhiễm trùng.
Hình ảnh minh họa.
Viêm đường hô hấp trên có thể gây ra hẹp đường thở, đưa đến tình trạng viêm thanh quản, bệnh này có đặc điểm là giọng khàn, thở có tiếng động kèm theo ho, khó thở.
Viêm phế quản thường do virus khởi đầu, sau đó nhiễm khuẩn hoặc có thể do cả hai. Bệnh này tạo ra nhiều dịch nhày, đờm, gây ho trầm trọng có thể nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp, thường gặp ở trẻ còn bú, trẻ sơ sinh nhất là trẻ nhỏ.
Viêm tiểu phế quản cấp là trường hợp nhiễm virus cấp tính ở phổi, gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ còn bú, đa số là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Triệu chứng bao gồm ho, sốt, thở nhanh.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây ho khác ở trẻ như: viêm phổi, lao phổi, vật lạ hít vào như hạt đậu cũng có thể làm trẻ ho để chống lại ngạt thở.
Cách trị ho:
Không nên ngăn cản bé ho. Các loại thuốc an thần, giảm ho có khi lại có hại làm cho bé khó thở. Bởi vậy, các bác sỹ thường tìm loại thuốc có tác dụng làm loãng các chất nhày ra để dễ tống chúng ra khỏi các đường ống dẫn khí.
Chỉ khi nào bé ho khan quá nhiều, bị mất sức vì ho ban đêm thì bác sỹ mới cho trẻ uống thuốc an thần để làm dịu cơn ho như trong trường hợp bé bị ho gà.
Đối với các bé bị ho kinh niên, hay lặp đi lặp lại nhiều lần, người ta thường áp dụng phương pháp vận động hô hấp hỗ trợ việc thở nhân tạo.
Một số bài thuốc dân gian thường được áp dụng:
Vào mỗi buổi sáng ngủ dậy, cho bé đánh răng, rửa mặt xong mẹ lấy 01 thìa cà phê mật ong cho bé uống rất tốt, mỗi ngày 01 lần cho đến khi bé lành ho. Cách này chỉ áp dụng với bé trên 1 tuổi các mẹ nhé vì bé dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong.
Hình ảnh minh họa.
Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10- 15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.
Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Lá hẹ, ta lấy 10- 15 lá hẹ đem xay nhuyễn, bỏ vào bát sứ, thêm một ít đường phèn đem chưng cách thủy cỡ 15 phút đưa ra cho bé uống mỗi lần 2 thía cà phê, ngày uống 3-4 lần.
Hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 15g, đường phèn. Cho tất cả ba loại vào bát sứ cho vòa ít nước lọc hấp cách thủy 10-15 phút. Sau đó cho uồng mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê, ngày 3 lần.
Hạt chanh xay nhuyễn hòa mật ong, thêm một ít nước lọc, khi cơm sôi vừa cạn ta hấp vào cho tới khi cơm chín là đủ, lấy ra cho bé uống mỗi lần 2-3 thìa cà phê, cứ nhứ thế ngày uống 3 lần cho đến khi bé khỏi bệnh.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện:
Ở trẻ em, đa số ho phát triển như là một hoạt động thần kinh chống lại sự kích động. Trong một vài trường hợp, ta có thể làm trẻ giảm ho bằng cách ngậm thuốc ho hoặc nước muối nóng, loại nước uống làm dịu ho như mật ong và nước cũng có hiệu quả.
Hình ảnh minh họa.
Tuy nhiên nếu ho là một cách để cơ thể làm thông đường thở bằng cách tống đờm, nhớt ở họng ra thì không nên ngăn chặn ho vì điều đó có thể làm hại trẻ nhiều hơn là có lợi. Nếu khi trẻ ho khạc đờm thì cho trẻ uống một số loại nước lá thuốc sẽ làm long đờm, làm trẻ bớt hoặc hết ho.
Khi thấy trẻ có những biểu hiện sau cần đưa trẻ đến cơ sở y tế đế khám ngay:
– Ho kèm theo sốt cao trên 38 độ C, trẻ có vẻ mệt nhiều.
– Ho dai dẳng hơn một tuần.
– Ho kèm theo khó thở.