Theo thống kê trên thế giới khoảng 10-15% số người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, trong đó phụ nữ có khả năng mắc hội chứng ruột kích thích gấp đôi nam giới. Vậy bệnh hội chứng ruột kích thích là gì? Những ai là đối tượng dễ mắc bệnh? phải làm gì để cải thiện tình trạng bệnh? Các bạn có thể tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Hội chứng ruột kích thích thường gây ra đau rút bụng, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Mặc dù có những dấu hiệu và triệu chứng khó chịu, hội chứng ruột kích thích không gây tổn thương vĩnh viễn đến ruột già.
Những đối tượng bị hội chứng ruột kích thích thường có những triệu chứng cải thiện khi họ có những biện pháp kiểm soát triệu chứng tình trạng bệnh.
Hội chứng ruột kích thích được phân làm 4 nhóm chính:
- IBS – D: Hay tiêu chảy
- IBS – C: Hay táo bón
- IBS – M: Vừa tiêu chảy vừa táo bón
- IBS – U : Không hay tiêu chảy cũng như táo bón
Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích, nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa
Những ai dễ mắc phải hội chứng ruột kích thích?
Theo thống kê, cứ 100 người thì có 10 đến 15 người bị hội chứng ruột kích thích. Một số nghiên cứu cho thấy nữ giới chiếm tỷ lệ cao gấp hai lần so nam. Hội chứng ruột kích thích thường khởi phát ở lứa tuổi vị thành niên trở lên nhưng không loại trừ khả năng đến khi già, bệnh mới xuất hiện triệu chứng.
Những đối tượng ngoài 50 tuổi là những người dế mắc hội chứng ruột kích thích
Ngoài ra yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc hội chứng ruột kích thích như:
- Những người thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh làm mất cân bằng vi sinh đường ruột
- Những người đã từng bị nhiễm trùng đường tiêu hóa như bị nhiễm khuẩn salmonella
- Những người có tiền sử những bệnh như trầm cảm, nhức đầu
- Những đối tượng thường xuyên gặp vấn đề về stress, căng thẳng, lo âu, rối loạn mất ngủ
- Gia đình có người bị hội chứng ruột kích thích.
- Độ tuổi: Hội chứng ruột kích thích thường phát bệnh với đối tượng dưới 45 tuổi.
Những ai thuộc 1 trong những nhóm trên là những đối tượng có nguy cơ dễ mắc hội chứng ruột kích thích. Vì vậy bạn nên kiểm tra sức khỏe định kì để giúp phát hiện bệnh từ những giai đoạn sớm để việc điều trị những triệu chứng được dễ dàng. Dù vậy tuy không có các yếu tố nguy cơ gây bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh hội chứng ruột kích thích
Trong hầu hết trường hợp, chúng ta có thể kiểm soát các dấu hiệu nhẹ và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thành công bằng cách học quản lý căng thẳng và làm những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống.
- Bổ sung chất xơ. Việc bổ sung chất xơ, như psyllium (Metamucil) hoặc methylcellulose (Citrucel) với chất lỏng có thể giúp kiểm soát táo bón.
- Thuốc chống tiêu chảy: như loperamide (Imodium), có thể giúp kiểm soát tiêu chảy.
- Thuốc kháng acetylcholin. Một số người cần thuốc có ảnh hưởng đến một số hoạt động của hệ thần kinh tự trị (anticholinergics) để làm giảm co thắt ruột gây đau. Thuốc này có thể là hữu ích cho những người có những cơn tiêu chảy, nhưng có thể làm trầm trọng thêm táo bón.
- Thuốc chống trầm cảm. Nếu có các triệu chứng bao gồm đau hoặc trầm cảm, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI). Những thuốc này giúp giảm trầm cảm cũng như ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển ruột
- Thuốc kháng sinh. Chưa rõ vai trò, nếu có, kháng sinh có thể dùng trong điều trị hội chứng ruột kích thích. Một số người có triệu chứng là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột, có thể hưởng lợi từ điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm.
Ngoài ra ta có thể quản lý các triệu chứng của bệnh bằng cách lựa chọn và sử dụng những thực phẩm an toàn dưới đây:
- Sử dụng những thực phẩm sạch, an toàn, không chứa hóa chất và chất bảo quản.
- Không ăn những đồ muối như: dưa cà, những đồ nhiều gia vị chua cay, đồ lên men
- Không ăn dưa cà muối, gia vị chua, cay nóng
- Không nên kiêng quá hoặc ăn uống thoải mái quá
- Không ăn thực phẩm tươi sống (rau sống, nem chạo, tiết canh, gỏi cá…)
- Chia làm nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no vào buổi tối
- Tránh thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt
- Không nên dùng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê…
- Hạn chế các sản phẩm từ sữa do trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu
- Tăng cường món ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây, đặc biệt là những loại giàu kali như chuối, đu đủ…
Xem thêm: Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì
Chế độ sinh hoạt:
- Tránh làm việc quá sức, căng thẳng, lo âu, mất ngủ làm bệnh trầm trọng thêm
- nên có thói quen đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ, không thức khuya
- Giữ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ.
Tâm lí:
- Luôn vui vẻ, thoải mái và sống lành mạnh, không nên quá lo lắng về bệnh của mình.
- Thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh hoặc các hình thức tập luyện phù hợp với bản thân vfa nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài những phương pháp giúp giảm thiểu bệnh hội chứng ruột kích thích như trên, các bạn có thể sử dụng những sản phẩm từ thảo dược tự nhiên để phòng ngừa bệnh và điều trị bệnh từ sớm cũng là một biện pháp tích cực.